You are not connected. Please login or register

Chia sẻ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Admin

Admin

Admin

http://congdonghaugiang.co.cc

Bài gửiTiêu đề: Nuôi cá tra Bất ổn đầu vào, đầu ra Nuôi cá tra Bất ổn đầu vào, đầu ra EmptyWed Jun 13, 2012 1:27 pm1


Khi
nhiều người dân ồ ạt chạy theo nghề nuôi cá tra thì việc quản lý, quy
hoạch gặp rất nhiều khó khăn. Cả con giống và đầu ra cá tra đều thiếu.




Tự phát, dễ tàn



Hậu
Giang là tỉnh có nguồn nước ngọt dồi dào quanh năm nên được đánh giá là
địa bàn thuận lợi để thả nuôi cá tra. Tuy nhiên, chỉ dựa vào điều kiện
tự nhiên ưu đãi về nguồn nước thì chưa đủ, mà nghề nuôi cá tra tiềm năng
này đòi hỏi nhiều yếu tố cần thiết khác nữa như nguồn vốn đầu tư, con
giống, giá cả thị trường,… Thế mà, mới bàn đến chuyện nguồn cá giống
thôi là đủ để người nuôi cá ở các địa phương trong tỉnh than phiền, chứ
chưa nói đến chi phí đầu tư tăng cao, cũng như chất lượng thuốc điều trị
bệnh. Đặc biệt, là thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá thức ăn cho cá
hiện vẫn chưa thể kiểm soát được. Theo Phòng NN&PTNT huyện Phụng
Hiệp, giống như các địa phương khác trong tỉnh, nông dân chủ yếu mua con
giống từ các tỉnh trong vùng do các thương lái chở đến cung cấp. Ngoài
ra, chi phí đầu vào từ thức ăn, thuốc điều trị bệnh và các chi phí khác
liên tục tăng kéo theo giá thành chăn nuôi tăng cao. Đó là những nguyên
nhân làm hạn chế rất lớn tình hình nuôi cá tra của huyện.




Nuôi cá tra Bất ổn đầu vào, đầu ra 1184-3
Ông
Trần Buôl, Chủ doanh nghiệp tư nhân Trung Nghĩa, là một trong những
người nuôi cá tra đầu tiên của thị xã Ngã Bảy tính: “Tỷ lệ hao hụt ao cá
tra hiện nay khoảng 30%, thậm chí có hộ mua phải nguồn giống mà cá bố
mẹ bị thoái hóa hoặc đồng huyết thì hao hụt lên đến 50%”. Chung nhận
định này, ông Phan Văn Long, Chủ trang trại cá giống Đức Tài, ở thị xã
Ngã Bảy, cho biết: “Nhiều trường hợp người dân thỏa thuận với nơi bán cá
giống là khi cá thả xuống ao đảm bảo 1 tháng sau cá còn sống mới trả
tiền. Nhưng khi trả tiền xong thì ao cá mới bắt đầu chết nên thiệt hại
vẫn thuộc về người nuôi”.




Tuy
tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn ngay từ khi thả cá giống, nhưng vì chạy theo
lợi nhuận nên đôi lúc người dân ở huyện Châu Thành, Phụng Hiệp và thị xã
Ngã Bảy vẫn quyết tâm đào ao nuôi cá tra, khiến nhà quản lý đau đầu
trong vấn đề bảo vệ môi trường nước, đối phó dịch bệnh phát sinh trên ao
cá. Còn người dân thì nhận lấy phần thua thiệt nhưng không biết phải
kêu ai trước sức ép giá cả, thị trường, đầu ra sản phẩm thường hay biến
động. Do đó, đã khiến cho không ít hộ nuôi cá tra trên địa bàn tỉnh phải
lâm nợ, treo ao, rồi phá sản, nhất là những hộ mới bước vào nghề.




Ông
Lâm Văn Dũng, người có thâm niên trong nghề nuôi cá tra trên chục năm ở
khu vực 7, phường Ngã Bảy, cho biết: “Người dân hầu hết đều ngộ nhận
nghề nuôi cá tra mang lại hiệu quả kinh tế cao, siêu lợi nhuận chứ họ
không tính đến rủi ro của nghề. Có giai đoạn mạnh ai nấy đổ xô đào ao
nuôi cá tra. Người có vốn cũng nuôi, không vốn cũng nuôi. Thậm chí là
đào ao ở những nơi kinh rạch nhỏ, nguồn nước không đảm bảo, nhưng vẫn cứ
nuôi cá tra. Cho nên, thời gian qua xuất hiện nhiều trường hợp lâm nợ,
rồi phá sản là bài học đắt giá cho những hộ thả nuôi tự phát”.




Thường xuyên bị ép giá



Ngoài
thực trạng thả nuôi tự phát, với quy mô diện tích nhỏ lẻ, manh mún và
thiếu tập trung, người dân không biết thông tin về thị trường, mà hầu
như giao phó hoàn toàn cho các doanh nghiệp thu mua, chế biến quyết
định, kể cả chất lượng cá tra nguyên liệu do chính mình tạo ra. Chỉ tính
từ đầu năm đến nay, giá cá tra nguyên liệu đã biến động bất ngờ, có lúc
giá cá lên đến 27.000 đồng/kg, nhưng đến thời điểm này đã lao dốc xuống
mức thấp hơn giá thành sản xuất của người dân. Với mức giá
22.000-23.000 đồng/kg cá tra nguyên liệu như hiện tại, sẽ có nhiều hộ
nuôi cá tra của tỉnh tiếp tục chọn giải pháp treo ao vì không có lãi nên
càng nuôi càng thua lỗ nặng.




Phó
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đặng Ngọc Giao cho hay, ngành đang xúc
tiến quy hoạch lại vùng nuôi cá da trơn trên địa bàn tỉnh, chủ yếu ở
những khu vực theo quy định như ven sông Hậu, cồn ven sông Hậu, hoặc
sông nhánh kết nối với sông Hậu. Nhưng tối thiểu ở những khu vực nuôi
này phải đảm bảo ghe lớn lưu thông, nhằm từng bước ổn định vùng nguyên
liệu, kiểm soát tình hình thả nuôi tràn lan, tự phát như hiện nay.

Nếu
không kể trên 20ha nuôi cá tra của các công ty thì trên địa bàn huyện
Phụng Hiệp có khoảng 5ha nuôi cá tra của người dân được ký hợp đồng bao
tiêu sản phẩm với Công ty Cổ phần Việt Long. Diện tích còn lại nông dân
chủ yếu bán cho các nhà máy chế biến thủy sản khác thông qua thương lái,
nhưng không ký hợp đồng từ trước. Ông Nguyễn Thế Tự, Trưởng Phòng
NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, nhìn nhận: Các nhà máy chế biến thủy sản
chưa đầu tư, xây dựng vùng nguyên liệu cá tra cho riêng mình. Cho nên,
sản phẩm cá tra bán ra thường bị thương lái ép giá.



Trong
khi hầu hết các hộ nuôi cá chưa chủ động được đầu ra thì các doanh
nghiệp thường hay ứng phó với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường
tiêu thụ cá da trơn thế giới bằng “chiêu thức” giá, chất lượng cá nguyên
liệu xuất khẩu được thu mua trong nước để gây bất lợi đối với người
dân. Thậm chí là tận dụng kẽ hở của hợp đồng thu mua cá nguyên liệu
không ràng buộc rõ ràng để chiếm dụng tiền cá hoặc bẻ hợp đồng đối với
người nuôi khi giá cá xuống thấp. Cũng theo ông Lâm Văn Dũng, do không
ký hợp đồng từ trước nên người nuôi vì sợ ao đến ngày xuất mà không có
ai mua, khi thương lái đưa ra giá phù hợp là người dân bán ngay. Vô tình
tạo điều kiện để các công ty, doanh nghiệp thu mua giựt tiền bán cá của
người dân. Bởi thông thường thương lái mua cá không trả tiền mặt tại
ao.




Nuôi cá tra Bất ổn đầu vào, đầu ra 1184-20
Người nuôi cá tra đang gặp trở ngại lớn bơi giá cả, đầu ra không ổn định. Ảnh: V.TƯỜNG
Còn
ông Trần Buôl thì cho rằng: “Thời gian qua, có hộ giàu lên, cũng có hộ
bán đất đi, trở nên nghèo khó là chuyện đương nhiên. Bởi do cơ chế hiện
nay, người dân chỉ biết thả nuôi chứ không định được giá, chất lượng sản
phẩm của mình mà chủ yếu giao phó cho doanh nghiệp. Khi giá cá xuống
thấp, thương lái thường lấy cớ về chất lượng, kích cỡ cá để ép giá người
dân. Hên gặp lúc giá cao thì lời, còn xui khi giá xuống thấp thì thua
lỗ”.




Nhìn
nhận vấn đề này, ông Lê Hùng Chiến, Trưởng phòng Kinh tế TX.Ngã Bảy,
cho biết: Người dân không biết được thông tin, tình hình hoạt động của
doanh nghiệp hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật trong việc lập hợp đồng
kinh tế nên bị lừa tiền bán cá, dẫn đến một số trường hợp bị thua lỗ rồi
phá sản.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 
  • Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất